Đối với một số bạn cho rằng, môn văn là môn học khá “khoai” và chỉ đúng cho các bạn thiên về năng khiếu. Nhưng nếu bạn nắm bắt được phương pháp học thì môn này không hề khó khăn chút nào.
Nhưng cũng có một số bạn gọi điện đến các trung tâm gia sư dạy kèm thắc mắc rằng: môn văn – có nên học thuộc lòng không?
Theo các gia sư: môn văn không nên và không thể học thuộc lòng. Các bạn nên học các ý chính và vận dụng kiến thức của mình để có một bài văn hoàn chỉnh.
Đặc biệt, phải nắm chắc kiến thức trọng tâm như: các thời kỳ văn học với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, phải nắm vững về tiểu sử, các tác phẩm quan trọng …
Bạn cũng nên chia kiến thức môn văn ra thành hai phần cho dễ học:
Đối với phần văn xuôi: các bạn phải tóm tắt được tác phẩm để nắm được linh hồn, nắm được bố cục của tác phẩm qua các bài giảng của giáo viên và sách tham khảo.
Về phần thơ, chúng ta nên nắm chắc được đặc trưng của thơ để không bỏ xót bất kì một nội dung quan trọng nào trong quá trình học.
Bên cạnh đó, thay vì học thuộc lòng, bạn có thể dành nhiều thời gian đọc và đọc thật nhiều, tức là mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định: 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Đây thực sự là một cách rất hiệu quả để giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi bạn đang thi hay kiểm tra.
Nếu bạn học thuộc lòng là một cách học thụ động, chẳng những nó sẽ không phát huy hết được khả năng sáng tạo và cảm xúc trong văn học mà còn làm bạn khó tiếp thu dẫn đến tâm lý chán nản.
Và bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào sách tham khảo điều này sẽ khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Chính vì thế bạn hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp ta bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó.
Nhưng cuối cùng, bạn hãy học với tâm lý thoải mái nhất, để tư tưởng mình không bị gò bó. Chỉ có như vậy, bạn sẽ học thật tốt môn văn mà không cần phải học thuộc lòng.
Trả lời